Để công nghệ số giúp việc nuôi trồng dễ dàng hơn


Ấp ủ cho một giấc mơ giúp những người nông dân nuôi trồng dễ dàng hơn và vì một ngành thuỷ sản phát triển bền vững. Chính là những lý do cho sự ra đời của Farmext – nền tảng quản lý & tự động hoá trại nuôi tôm, cá.

Giúp người nuôi giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng chính là sứ mệnh của Farmext
Giúp người nuôi giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng chính là sứ mệnh của Farmext

Trước khi đến với những sự kì diệu mà công nghệ số mang lại, hãy cùng nhìn lại bao quát một vòng về tình hình nuôi tôm hiện nay tại Việt Nam.

Nhờ sự đầu tư và phát triển của ngành thuỷ sản, mặt hàng tôm đã trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, giúp cho diện tích nuôi tôm cũng được đẩy mạnh và phát triển rộng rãi hơn. Tuy nhiên hiện nay, sản lượng tiêu thụ và xuất khẩu tôm lại đang giảm sút và trở nên bấp bênh vì ảnh hưởng từ nền kinh tế và sự cạnh tranh của các nước đối thủ.

Tôm thẻ chân trắng
Đầu năm 2023 là một năm khó khăn với những người nuôi tôm

Theo dự báo, mặc dù đem lại cơ hội lợi nhuận cao, nhưng ngành tôm vẫn sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn từ nguy cơ dịch bệnh, giá cả và thời tiết. Đó cũng chính là những nỗi lo muôn thuở mà người nuôi đang phải gánh chịu.

Muôn vàn những rủi ro trong nuôi tôm

Người nuôi tôm có thể trở thành tỷ phú hoặc rơi vào cảnh nợ nần trong tích tắc bởi những rủi ro khó lường trước được. Và khi tỷ lệ nuôi tôm thành công tại Việt Nam chỉ có 40%... thì những vấn đề phải đối mặt của người nông dân lại là vô cùng lớn. Đó là:
- Những yếu tố không thể kiểm soát được: Dịch bệnh, thời tiết, giá cả 
- Phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và nhân công 
- Ảnh hưởng lớn đến môi trường cũng như bị môi trường tác động.

Người nuôi tôm
Người nuôi chính là yếu tố quan trọng nhất trong chuỗi giá trị của ngành thuỷ sản

Đây cũng chính là vấn đề trong chuỗi giá trị của ngành thuỷ sản. Cụ thể hơn, chúng ta hãy hình dung bối cảnh của ngành thuỷ sản hiện tại bao gồm: đầu vào (con giống, thức ăn, thuốc men,…), nuôi trồng và đầu ra (chế biến, thành phẩm và xuất khẩu).
Và cốt lõi của chuỗi giá trị này chính là xoay quanh câu chuyện tại những trại nuôi, nơi mà những người nông dân là người trực tiếp quản lý và nuôi trồng, nên mọi rủi ro họ đều phải gánh chịu.

Vậy, bài toán được đặt ra ở đây là khi nào người nuôi mới có thể tự chủ, tự kiểm soát trại nuôi của mình? Khi nào người nuôi mới bớt đi việc phải phụ thuộc vàog những yếu tố bên ngoài môi trường?

Để giải được bài toán đó, chính là phải tìm cách giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng cho bà con. Khi những phương thức cũ không giúp thay đổi được nhiều, thì với sự phát triển thiết yếu của thời đại, công nghệ số đã được đưa vào để ứng dụng giải quyết những điều đó.

Farmext  - Vận hành tự động trại nuôi tôm cá

Với mong muốn hướng đến một thế giới tự tin ăn tôm, cá và một ngành thuỷ sản bền vững. Tép đã cho ra đời giải pháp Farmext, là nền tảng quản lý và tự động hoá trại nuôi tôm cá. Với các thiết bị sau:

1. Ứng dụng quản lý trại nuôi Farmext App

Quản lý trại nuôi từ xa, cập nhật các thông số và tình hình ao mọi lúc, mọi nơi. Giúp chủ trại nắm bắt tình hình sản xuất dễ dàng và có các kế hoạch xây dựng hợp lý.

Farmext app
Khi tất cả thiết bị, thông tin trong ao được kiểm soát & cập nhật chỉ qua những nút chạm trên ứng dụng Farmext

2. Tủ điều khiển Farmext Cabinet

Thiết kế linh hoạt, gọn nhẹ, sử dụng các thiết bị theo tiêu chuẩn G7, có các đèn thông báo bật tắt, dễ dàng điều khiển và giám sát ao nuôi từ xa thông qua ứng dụng, từ đó tiết kiệm công sức, nhân công, an toàn tính mạng, giảm chi phí về điện,…

Farmext cabinet
Dây nối các thiết bị trong ao được gói gọn trong một chiếc tủ gọn nhẹ Farmext cabinet

3. Máy đo Farmext Envisor

Máy được đặt trực tiếp dưới ao giúp kiểm tra các thông số môi trường nước (pH, nhiệt độ, độ mặn, Oxy...) 24/24 giờ một cách tự động và dễ dàng. 
Cùng công nghệ cảm biến và tự động vệ sinh đầu dò, thiết bị này cho phép đặt tại điều kiện môi trường nước khắc nghiệt, tỉ lệ đo chính xác cao.

Máy đo Farmext envisor
Farmext envisor - Cập nhật chỉ số trong ao liên tục, độ chính xác cao

4. Máy cho ăn Farmext Feeder

Cho tôm ăn theo lịch trình được cài sẵn. Giúp theo dõi và quản lý thức ăn thông minh trong ao nuôi. 

Điểm đặc biệt ở đây chính là thiết bị sử dụng 2 động cơ, giúp máy phun chậm, đều. Từ đó phân phát thức ăn cho tôm trong bán kính hợp lý, thức ăn không rớt tại châm máy, không bị vỡ vụn.

Máy cho ăn Farmext Feeder
Hạn chế ra ao cho tôm ăn mỗi ngày với máy cho ăn

Với Farmext, không chỉ đơn thuần là những chiếc máy tách biệt được đặt trong ao nuôi, mà là một hệ sinh thái bao quanh cả trang trại. Điều này sẽ giúp kết hợp chặt chẽ các thiết bị lại với nhau. Từ đó dễ dàng theo dõi được chỉ số môi trường trong ao, ghi chép nhật kí, cập nhật tình hình, tự động thiết lập giờ giấc cho tôm ăn và tự động bật/tắt các thiết bị ngoài ao.

Farmext - Điểm khác biệt & nổi bật

Là một dự án thuộc Tép Bạc – công ty với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành thuỷ sản, cùng với đó Farmext theo hướng tập trung nghiên cứu vào việc phát triển sản phẩm công nghệ & chuyển đổi số. Kết hợp hai điều trên đã giúp Farmext có những kiến thức, tầm nhìn để thấu hiểu những nỗi lo của người dân, những vấn đề nhức nhối đang tồn đọng trong ngành để có hướng đi đúng đắn nhất trong chính những phát minh của mình.

Tuy là các sản phẩm công nghệ cao nhưng lại được thiết kế đơn giản, thuận tiện. Nhờ vậy, giúp cho việc lắp đặt, vận hành cũng như bảo dưỡng đều trở nên nhanh chóng và dễ dàng.

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao
Mô hình Farmext giúp việc nuôi trồng được kiểm soát và dễ dàng hơn bao giờ hết

Thích hợp với nhiều mô hình nuôi trồng khác nhau

Sản phẩm đã được thử nghiệm và ứng dụng trên hàng ngàn ao nuôi trên toàn quốc. Cùng với những tín hiệu đáng mừng đó chính là sự hài lòng của người sử dụng, vì sự cải thiện đáng kể trong việc tăng năng suất và giảm thiểu rủi ro.

Hơn nữa, dự án của Farmext thường xuyên được nằm trong các kế hoạch phát triển của các trung tâm khuyến nông, sở nông nghiệp & phát triển nông thôn, để giới thiệu và hỗ trợ trong mô hình nuôi tôm các khu vực.